Các phương pháp tạo điểm neo trong công tác CNCH trên cao và trong hang, hầm, giếng sâu
Hiện nay, công tác cứu nạn, cứu hộ trên cao, dưới sâu đa phần đều phải sử dụng dây cứu nạn, cứu hộ kết hợp với các thiết bị, dụng cụ chuyên dụng như móc khoá (carabiner), khoá tụt dây số 8, thiết bị khoá tự hãm, thiết bị chống trượt, ròng rọc, giá 3 chân CMC… với mục đích đưa chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ tiếp cận các vị trí có nạn nhân và đưa nạn nhân ra khỏi vị trí mắc kẹt an toàn. Trong nhiều tình huống, chiến sỹ phải tạo các điểm neo để tạo hệ thành hệ thống neo, mỗi điểm neo sẽ nhận một tải trọng nhất định, tải trọng này sẽ phụ thuộc vào cách bố trí của hệ thống như: chiều dài của điểm neo, hướng neo và hướng kéo của chiến sỹ sẽ ảnh hưởng đến tải trọng tại từng điểm neo.
Khi tải trọng được phân bố trên hệ thống neo bị sai lệch thì hệ dây cứu nạn, cứu hộ sẽ bị chùng xuống, gây võng dây và tạo ra va đập cho hệ dây, có thể dẫn đến nguy hiểm cho chiến sỹ và nạn nhân, nguy hiểm hơn là gây hư hỏng cho các điểm neo khác hoặc toàn bộ hệ thiết bị neo. Sau đây là các phương pháp thường được sử dụng để tạo hệ neo trong công tác CNCH trên cao và dưới sâu thường sử dụng, cụ thể như sau:
1. Hệ neo chia tải
Hệ neo này sử dụng các thiết bị: đĩa chia, dây ngắn, dây neo, carabiner để tạo hệ như hình 1 và hình 2. Để làm các điểm neo cố định có thể sử dụng các địa hình địa vật như: gốc cây, xà gồ, mỏm đó, tảng đá... các vị trí này phải đảm bảo cố định, chắc chắc. Lưu ý tại từng vị trí neo, dây chịu tải phải có cùng độ căng thì tải trọng sẽ được phân bố đều, nếu một trong các điểm neo dài hơn các điểm còn lại thì tại trọng sẽ dồn về điểm neo ngắn nhất. Ngoài ra, nếu thay đổi hướng kéo của hệ thống thì tại trọng tại điểm neo gần nhất cũng sẽ chịu toàn bộ lực của hệ neo, gây mất cân bằng tải trọng, có thể dẫn đến hệ neo bị sập.
Hình 1: hệ neo sử dụng đĩa chia Hình 2: Hệ neo kết hợp sử dụng carabier.
2. Hệ neo phân bố tải
Hình 3: hệ neo phân bố tải
Hệ neo này có thể tự động phân bố và chia tải trọng theo hướng kéo của chiến sĩ. Có thể thiết lập hệ thống neo 2 điểm một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng vòng dây nhỏ. Móc vào từng điểm neo và kéo 2 đầu dây, xoắn thành chữ X trên hình 3. Tiếp đó kẹp 2 dây bằng móc carabier, hệ neo này có thể thay đổi hướng kéo một cách linh hoạt và tải trọng tại từng điểm neo sẽ thay đổi theo hướng kéo.
3. Hệ thống neo đổi hướng
Hình 4: Hệ thống neo đổi hướng
Trong trường hợp muốn đổi hướng kéo của hệ ta phải tạo hệ neo đổi hướng bằng cách sử dụng ròng rọc. Tuy nhiên góc kéo của hệ sẽ tác động lực lên trên hệ neo đổi hướng gấp 1.4 lần tải trọng của vật. Khi đổi hướng, ta cần phải xác định xem hướng kéo của hệ sau đó mới thiết lập hệ neo đổi hướng.
4. Hệ neo phản lực
Đối với các tình huống đưa cáng cứu thương từ nhà cao tầng xuống mà vị trí neo ko chắc chắn, khó tạo nhiều điểm neo thì ta có thể sử dụng hệ neo phản lực. Đối với hệ neo này chiến sỹ ở trên hãm dây thì tải trọng tại điểm neo cũng được giảm nhẹ, trường hợp ko tạo được được điểm neo thì chiến sỹ ở trên cũng được coi như là 1 điểm neo. Chiến sỹ ở trên sử dụng móc khóa số 8 và ròng rọc đơn tạo hệ như hình 5 để thiết lập hệ, khi đưa cáng xuống thì chiến sỹ ở dưới thả dây từ từ, đồng thời chiến sỹ ở trên kéo căng dây.