Thảo luận & Trao đổi

QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ PCCC TRONG THIẾT KẾ NHÀ SIÊU CAO TẦNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Tóm tắt. Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà siêu cao tầng là yêu cầu cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển, số lượng các nhà siêu cao tầng ngày càng nhiều, tập trung ở các thành phố lớn. Để có góc nhìn đa chiều về các giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC đối với nhà siêu cao tầng, từ đó thuận lợi trong công tác tư vấn thiết kế các giải pháp PCCC đối với nhà siêu cao tầng, bài viết tập trung làm rõ các giải pháp được Việt Nam, Cộng Hòa Liên Bang Nga, Hợp chủng quốc Hòa Kỳ đang áp dụng hiện nay.

Từ khóa: Nhà siêu cao tầng; phòng cháy chữa cháy

  1. Đặt vấn đề

Thế giới hiện nay đang phát triển mạnh mẽ của kiến trúc siêu cao tầng. Các thế hệ nhà siêu cao tầng đã liên tục cải thiện chất lượng kiến trúc, không gian sử dụng, đem tới cho cho người sự tiện nghi và những ưu điểm vượt trội trong xu hướng phát triển đô thị hiện nay. Với không gian tập trung phát triển theo chiều thẳng đứng, kiến trúc siêu cao tầng không chỉ tiết kiệm đất đai, mà còn tiết kiệm cả việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tiết kiệm thời gian đi lại, mua sắm và phục vụ đời sống.

Tuy nhiên, kiến trúc siêu cao tầng cũng luôn phải đối mặt với những thách thức. Một trong những thách thức chính là bảo đảm an toàn cháy. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy hiện đại, đặc trưng phù hợp cho nhà siêu cao tầng ở Việt Nam từ giai đoạn thiết kế phòng cháy chữa cháy là vô cùng cấp thiết.

Trước hết cần làm rõ khái niệm về nhà siêu cao tầng. Cho đến thời điểm hiện tại trong hệ thống Tiêu chuẩn và Quy chuẩn của Việt Nam chưa xuất hiện thuật ngữ “nhà siêu cao tầng” mà mới chỉ dùng thuật ngữ “nhà cao tầng”. Theo TCVN 6160 – 1996, Nhà cao tầng là nhà có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 đến 30 tầng). Do vậy, thực tế hiện nay ở Việt Nam đang mặc định là nhà trên 30 tầng hoặc cao trên 100m là nhà siêu cao tầng. Trong Phụ lục A.2, QCVN 06:2021/BXD đưa ra các quy định về giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC đối với nhà có chiều cao từ 50m đến 150 m, trong đó có chia ra 02 loại là nhà cao đến 100m và nhà cao trên 100m. Đây là cơ sở để thiết kế đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà cao trên 100m hiện nay (nhà siêu cao tầng).

Một số nước trên thế giới đang quy định những tòa nhà cao trên 150m là nhà siêu cao tầng, đây là quy định được chấp nhận rộng rãi. Khái niệm nhà siêu cao tầng dưới góc độ ưu tiên cho An toàn cháy được Hàn Quốc quy định với những nhà cao trên 50 tầng (cao >= 200m). Ở Nhật Bản quy đinh nhà siêu cao tầng >= 150m. Ở Singapore quy định là nhà cao hơn 40 tầng. Ở Mỹ quy định nhà có chiều cao phòng cháy trên 75 ft (23m) là nhà cao tầng. Ở Nga quy định nhà cao tầng là nhà có chiều cao phòng chày lớn hơn 75m cho nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 và lớn hơn 50m cho các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác.

Tính đến tháng 1 năm 2020 có 09 thành phố trên thới giới có hơn 100 tòa nhà siêu cao tầng cao từ 150m (492 ft) trở lên, gồm: Hồng Kông (355), Thẩm Quyến (289), New York (285), Dubai (201), Thượng Hải (163), Tokyo (158), Chicago (127), Trùng Khánh (127) và Quảng Châu (118).

2. Quy định bảo đảm an toàn về PCCC đối với nhà siêu cao tầng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Bảo đảm an toàn về PCCC trong thiết kế nhà siêu cao tầng cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp phòng cháy chữa cháy sau: Bậc chịu lửa của công trình; đường giao thông phục vụ chữa cháy; khoảng cách an toàn PCCC; bố trí công năng; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; lối, đường thoát nạn; thang máy chữa cháy; giải pháp chống tụ khói; bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói; hệ thống phòng cháy chữa cháy (Hệ thống báo cháy, Hệ thống chữa cháy, Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, Hệ thống loa truyền thanh, chỉ dẫn thoát nạn); yêu cầu về việc tổ hợp các biện pháp tổ chức – kỹ thuật bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.

Sau đây là một số quy định bảo đảm an toàn về PCCC đối với nhà siêu cao tầng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.

Giải pháp đảm bảo an toàn PCCC

QCVN 06:2021/BXD

Tiêu chuẩn Mỹ

Tiêu chuẩn Nga

1. Bậc chịu lửa của công trình

Bộ phận chịu lực của nhà

 

 

 

- Cột bê tông cốt thếp

R180

4 giờ

R240

- Dầm bê tổng cốt thép

R180

4 giờ

R240

Tường ngoài không chịu lực

E60

Phụ thuộc vào khoảng cách giữa các công trình và công năng (VD: Khoảng cách 0 m đến 1,5 m với công năng nguy cơ cháy chấp thì GHCL 1 giờ. Khoảng cách trên 9m thì GHCL không quy định.

E60

Sàn giữa các tầng

REI 120

2 giờ

REI 120

Buồng thang bộ

 

 

 

- Tường buống thang trong nhà

REI 180

2 giờ

REI 240

- Bản thang và chiếu thang

R60

2 giờ

R 60

2. Đường giao thông phục vụ xe chữa cháy

Chiều rộng

3,5 m

6,1 m

6,0 m

Chiều cao

4,5 m

4,1 m

4,5 m

Trọng tải nền đường

Theo địa phương

Theo địa phương

Theo địa phương

Đường cụt

46 m

46 m

150 m

Đảm bảo thông thoáng

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

Bãi quay xe

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

Đoạn đường tránh xe

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

Bãi đỗ

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

3. Khoảng cách an toàn PCCC

Khoảng cách giữa các công trình

≥ 6m

Phụ thuộc vào GHCL và công năng (VD: Với công năng nguy cơ cháy thấp, có GHCL 1 giờ thì yêu cầu khoảng cách từ 0 m đến 1,5m.

≥ 6m

Khoảng cách đến ranh giới khu đất

Phụ thuộc vào tỷ lệ % diện tích lớn nhất của các vùng bề mặt không được bảo vệ chống cháy

Phụ thuộc công năng và GHCL

Phụ thuộc vào trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy

4. Bố trí công năng

Tầng hầm

Công năng có nguy cơ cháy nổ không đặt quá tầng hầm 2. Các phòng lưu trữ chất lỏng dễ cháy hạng I không bố trí ở dưới tầng hầm

Phòng làm việc nhân viên, cấp nước và chữa cháy bằng bơm, các phòng kỹ thuật điện bố trí tần hầm cao nhất. Không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy

Công năng có nguy cơ cháy nổ không đặt quá tầng hầm 2. Các phòng lưu trữ chất lỏng dễ cháy hạng I không bố trí ở dưới tầng hầm

Tầng nổi

 

 

 

- Phòng hạng A hoặc B

Không được bố trí

Không được bố trí

Không được bố trí

- Phòng bảo quản thiết bị chữa cháy

Mỗi khoang cháy theo chiều cao (<50 m) phải có phòng phương tiện chữa cháy ban đầu

Không quy định

Yêu cầu trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân khi có cháy

Máy biến áp

Phụ thuộc vào công năng cho phép bố trí và có giải pháp phòng cháy chữa cháy

Không quy định

Phải là loại khô hoặc có chất chèn đầy không cháy và được đặt ở tầng 1, tần nửa hầm, tần hầm đầu tiên hoặc ở tầng kỹ thuật bất kỳ

Máy phát điện

Bố trí tầng một, nửa hầm hoặc tầng hầm thứ nhất nhưng phải đảm bảo về kết cấu và giải pháp phòng cháy kèm theo

Yêu cầu ngăn cách công năng khác bằng vách ngăn cháy GHCL 1 giờ

Cho phép đặt ở các tầng ngầm và tầng trên mặt đất trong không viên của nhà khi thỏa mãn các yêu cầu về ngăn cháy

Phòng trực điều khiển

6 m2

19 m2

6 m2

5. Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Ngăn cháy theo chiều ngang

- Diện tích khoang cháy

Tầng hầm: Gara ô tô (≤ 3000 m2),

Tầng nổi: Căn hộ , ký thúc xá (2.200 m2, được nhân đôi khi có hệ thống chứa cháy tự động). Với nhà hôm hợp từ 50 đến 150m thì không được lớn hơn 2.200 m2

Tâng hầm: Gara ô tô (5580 m2)

Tầng nổi: Tập trung đông người (5.580 m2), Khách sạn ký túc xa (8.370 m2), Kinh doanh (10.044 m2)

Tầng hầm: Gara ô tô (≤ 3000 m2),

Tần nổi: Phụ thuộc vào nhóm nguy nhiểm cháy (VD: F1.2 là 1.500 m2, F1.3 là 2.000 m2, 2.500 m2 cho các trường hợp còn lại)

Ngăn cháy theo chiều đứng

- Sàn ngăn cháy

REI 120

2 giờ

REI 120

- Giải pháp ngăn cháy tại vị trí phân khoang cháy

Cần có giải pháp chống cháy lan mặt đứng phía ngoài nhà.

Không yêu cầu

Không yêu cầu

Ngăn cháy theo công năng

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

Ngăn cháy hành lang giữa thoát nạn

Yêu cầu

Yêu cầu

Yêu cầu

Đường ống kỹ thuật, cáp

Yêu Cầu

Yê cầu

Yêu cầu

Vật liệu hoàn thiện

Yêu cầu theo công năng

Yêu cầu theo công năng

Yêu cầu theo công năng

Ngăn cháy giếng thang máy

Các giếng thang máy phải được ngăn cách với nhau bằng vách ngăn cháy

Không được bố trí nhiều hơn 4 thang máy trong cùng giếng thang máy.

Các giếng thang máy phải được ngăn cách với nhau bằng vách ngăn cháy

Thang máy vận chuyển đội chữa cháy

1 tháng máy

2 thang máy

2 thang máy

Buồng rác

Các ống đổ rác và buồng chứa rác ngăn cách với nhần khác của ngôi nhà bằng bộ phận ngăng cháy; cửa thu rác ở các cửa ngăn cháy tự đông đóng kín

Các lỗ thông với các tầng dành cho máng đổ rác phải được bao bọc riêng biệt bằng vách ngăn cháy

Cần bố trí các thiết bị báo cháy và chữa cháy tự động

6. Lối, đường thoát nạn

Số lối thoát nạn

Không ít hơn 2 với tầng hầm có số người đồng thời 15, tầng nổi với số người đồng thời 50

+ Khu vực phục vụ 50-500 người: 2 lối ra.

+ Khu vực phục vụ 500-1000 người: 3 lối ra.

+ Khu vực phục vụ hơn 1000 người: 4 lối ra.

 

Không ít hơn 2 với tầng nổi với số người đồng thời 50

Bố trí phân tán

Lớn hơn ½ khoảng cách theo đường chéo của phòng (Khi lặp đặt sprinklẻ thì sẻ lớn trên 1/3)

Lớn hơn ½ khoảng cách theo đường chéo của phòng (Khi lặp đặt sprinkler thì sẻ lớn trên 1/3).

 

Chiều cao

1,9 m

2,030 m

 

Chiều rộng

1,2 m Từ phòng nhóm F1.1 lớn hơn 15 người, từ các phòng khác lớn hơn 50 người, trừ F1.3), 0,8 m (còn lại)

Tối thiểu 0.91 m

Chiều rộng tối thiểu 1,2 m từ phòng có lớn hơn 50 người, chiều rộng ít nhất cho các trường hợp khác 0,8 m

Khoảng cách xa nhất đến lối thoát nạn gần nhất

Tầng nổi

Giữa các lối thoát hiểm nhỏ hơn 40 m, đường cụt nhỏ hơn 25 m và phụ thuộc vào công năng khác nhau

YC khoảng cách thoát nạn với:
Hành lang cụt:

Hội họp: 6.1m

Kinh doanh: 15m

Công nghiệp: 15m

Bệnh viện:15m

Khách sạn:15m

Kho: 30m

Khoảng cách từ mọi điểm đến lối thoát nạn chung:

Hội họp: 23m

Kinh doanh: 30m

Công nghiệp: 30m

Bệnh viện:30m

Khách sạn:15m ( mọi điểm phòng khách đến cửa).

Kho:30m

Khoảng cách từ mọi điểm đến thang thoát nạn:

Hội họp: 76m

Kinh doanh: 91m

Công nghiệp: 76m

Bệnh viện:76m

Khách sạn:99m(38 trong phòng khách, 61 bên ngoàiphòng khách)

Kho: 30m

Từ cửa ra vào đến cửa buồng thang:

- 12 m: Trong các đơn nguyên ở, cho các căn hộ đặt ở chiều cao PCCC lớn hơn 75m.

- 15 m: Ở các hành lang cụt.

- 20m: Cho các phòng tập trugn đông người, đặt ở chiều cao PCCC lớn hơn 50m

- 25m: Trường hợp còn lại

Buống thang

Chủng loại buồng thang

Bố trí thang không nhiễm khói đảm bảo 50% thang là thang N1

Tất cả các buồng thang thoát hiểm thẳng đứng là thang không nhiễm khói

Bố trí thang không nhiễm khói loại N2 hoặc N3

Chiều rộng bản thang

Không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán, đồng thời không được nhỏ hơn (1,35: Đối với nhóm nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện. 1,2m: Đối với các nhà có số người trên tần bất ký lớn hơn 200 người. 0,9: Đối với cá trường hợp còn lại)

+ 915mm nếu phục vụ ít hơn 50 người.

+ 1120mm nếu phục vụ tổng số 50-2000 người ở

+ 1420mm nếu phục vụ tổng số hơn 2000 người.

 

1,35 m - đối với nhà cấp F1.1 ;

1,2 m - đối với các tòa nhà có hơn 200 người ở bất kỳ tầng nào ngoại trừ tầng đầu tiên;

0,7 m - đối với cầu thang dẫn đến các nơi làm việc đơn lẻ;

0,9 m - đối với tất cả các trường hợp khác. 

 

Độ dốc thang bộ

Tối đa 1:1

Không quy định

Không vượt quá 1:1

Chiều rộng mặt bậc

≥ 250mm

≥ 280mm

≥ 250mm

Chiều cao bậc

220mm

Tối đa 180mm, Tối thiểu 110mm

220mm

Chiếu thang

Không được nhỏ hơn chiệu rộng của bản thang

Không được nhỏ hơn chiệu rộng của bản thang

Không được nhỏ hơn chiệu rộng của bản thang

Khe hở thang bộ

100mm

Không quy định

Khe hở giữa các bản thang không được nhỏ hơn 120 mm (thông thủy), góc nghiêng của bản thang không lớn hơn 1:1.75

7. Thang máy chữa cháy (TMCC)

Vị trí và số lượng thang máy chữa cháy

Vị trí từ TMCC đến một điểm bất kỳ trên bề mặt tầng mà nó phục vụ ≤ 60m
Vị trí từ TMCC đến một điểm bất kỳ trên bề mặt tầng mà nó phục vụ ≤ 45m (đối với nhà nhóm F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp từ 50m đến 150m)

Trong các tòa nhà có sàn hoạt động cao hơn 120 ft (36,6 m) so với cao độ thấp nhất có thể tiếp cận của xe chữa cháy, tối thiểu phải có hai thang máy cho lực lượng chữa cháy, mỗi thang máy có sức chứa tối thiểu 3500 lb (1590 kg) .

Mỗi thang máy cho lực lượng chữa cháy phải mở ra một sảnh thang máy cho lực lượng chữa cháy .

Mỗi sảnh thang máy cho lực lượng chữa cháy phải có lối tiếp cận trực tiếp đến cầu thang thoát nạn.

Cầu thang thoát nạn cũng phải có lối tiếp cận đến tầng mà không phải đi qua sảnh thang máy cho lực lượng chữa cháy.

Hình ảnh minh họa.

 

Trạm chữa cháy của công trình, đặt ở các khoang cháy, cần được bố trí ở khoảng cách không lớn hơn 30 m đến thang máy dùng vận chuyển đội chữa cháy

Kích thước, tải trọng

- Chiều rộng lối vào cabin: ≥ 0,8m
- Chiều rộng cabin: ≥ 1,1m
- Đối với nhà chung cư nhóm F1.3:
+ Chiều sâu cabin: ≥ 1,4m
+ Tải trọng: ≥ 630 kg
- Đối với nhà sản xuất, nhà công cộng khác:
+ Chiều sâu cabin: ≥ 2,1m
+ Tải trọng: ≥ 1000 kg

 

Buồng thang máy phải có kích thước đủ để chứa một cáng cứu thương tối thiểu 2 ft × 7 ft (610 mm × 2130 mm) với góc bán kính tối thiểu 5-inch (125-mm) theo phương ngang, vị trí mở.

 

Tải trọng không được nhỏ hơn 1.000 kg

8. Giải pháp chống khói tụ

Hệ thống tăng áp

Yêu cầu trang bị

Yêu cầu trang bị

Yêu cầu trang bị

Hệ thống hút khói

Yêu cầu trang bị

Yêu cầu trang bị

Yêu cầu trang bị

9. Bình chữa cháy, Dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

Bình chữa cháy

Yêu cầu trang bị theo Điều 5.1.1 TCVN 3890:2009

Yêu cầu trang bị theo Mục 55.6 NFPA 5000:2021

Yều cầu trang bị

Phương tiện bảo hộ chống khói

Yêu cầu trang bị theo Điều 10.1.7 – 10.1.9 TCVN 3890:2009

Không yêu cầu

Yêu cầu trang bị

10. Hệ thống phòng cháy chữa cháy (Hệ thống báo cháy, Hệ thống chữa cháy, Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, Hệ thống loa truyền thanh, chỉ dẫn thoát nạn)

Hệ thống báo cháy

Quy định TCVN 3890 : 2009 và TCVN 5738 : 2001

Quy định NFPA 72:2019

Quy định CΠ 5.13130

Hệ thống chữa cháy

Quy định TCVN 3890 : 2009, TCVN 7336:2003, QCVN 06 : 2021/BXD, QCVN 13 : 2018/BXD, QCVN 02 : 2020/BCA

Quy định NFPA 13:2019, NFPA 14:2019

Quy định CΠ 8.13130, CΠ 5.13130, CΠ 267.1325800

Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố & chỉ dẫn thoát nạn

TCVN 3890:2009

Điều 11.8.1.1, 11.9.11, 11.10.1.2.1, 11.10.1.4 NFPA 5000:2021

Quy định CΠ 52.13330

Hệ thống loa truyền thanh, chỉ dẫn thoát nạn

Theo Điều A.2.26.2 và A.3.1.18 QCVN 06:2021/BXD

Theo Điều 24.3.4.1, 24.3.4.5, 33.3.1.2, 33.3.1.3, 33.3.8, 55.2.3.1, 55.12 NFPA 5000:2021

Quy định CΠ3.13130 bà bảng 7.1 СП 477.1325800.2020

11. Yêu cầu về việc tổ hợp các biện pháp tổ chức – kỹ thuật bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy

Bện pháp tổ chức kỹ thuật đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Không quy định

Yêu cầu phải có kịch bản cháy

Yều cầu biện pháp tổ chức kỹ thuật bảo đảm an toàn chày

3. Kết luận

Các giải pháp phòng cháy chữa cháy trong nhà siêu cao tầng ở giai đoạn thiết kế tập trung vào vấn đề chống cháy lan, bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy, chống lan truyền khói, tổ chức lối thoát nạn và cứu nạn cũng như trang bị hệ thống phòng cháy, hệ thống kỹ thuật có đủ điều kiện phòng chống cháy cho nhà siêu cáo tầng.

Việc yêu cầu thành phần của biện pháp tổ chức kỹ thuật đảm bảo an toàn phòng cháy như sử dụng các sản phẩm có chứng nhận phù hợp với tài liệu kỹ thuật yêu cầu của thiết kế cũng như tài liệu yêu cầu về vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và báo cáo. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện cho người dân và cán bộ quản lý trong các nhà siêu cao tầng cần được định hình và lên kế hoạch ngay từ đầu. 

Hiện nay các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy đối với nhà siêu cao tầng chưa có ở Việt Nam, việc vận dụng chủ yếu dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với nha cao tầng và áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài nên khó phù hợp với điều kiện, kinh tế xã hội việt Nam. Vì vậy, cần có nghiên cứu đánh giá với mỗi điều khoản quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, để tránh việc vừa ban hành quy định đã phải sửa đổi, gây khó khăn cho việc cập nhật, áp dụng trong thực tế.

Tài liệu tham khảo

1- QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (Vietnam Building Code on Fire Safety of Buildings")

2- NFPA 5000:2021, Building Construction and Safety Code

3- Đoàn Minh Khôi (2017). An toàn cháy trong kiến trúc cao tầng và siêu cao tầng ở Việt Nam, Nhà xuất bản xây dựng

4- СП 1.13130.2020 СИСТЕМЫ ПРОТИВОПОЖАРНОЙ ЗАЩИТЫ, Эвакуационные пути и выходы

СП 4.13130.2013 Системы противопожарной защиты. ОГРАНИЧЕНИЕ РАСПРОСТРАНЕНИЯ ПОЖАРА НА ОБЪЕКТАХ ЗАЩИТЫ. Требования к объемно-планировочным и конструктивным решениям

5- СП 8.13130.2009 Системы противопожарной защиты. ИСТОЧНИКИ НАРУЖНОГО ПРОТИВОПОЖАРНОГО ВОДОСНАБЖЕНИЯ. Требования пожарной безопасности

6- СП 477.1325800.2020 ЗДАНИЯ И КОМПЛЕКСЫ ВЫСОТНЫЕ. Требования пожарной безопасности

Bài sau

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.